Ngày 01/4/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 896/QĐ-BNN-VPĐP năm 2024 hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới/ huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, huyện nông thôn mới cần đáp ứng các chỉ 7.3, 7.6 thuộc tiêu chí số 7 thuộc mục 4 Chương III Hướng dẫn kèm theo Quyết định 896/QĐ-BNN-VPĐP (Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định) cụ thể như sau:
1. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo đó, sản phẩm thân thiện môi trường được hiểu là sản phẩm mà quá trình sản xuất và tiêu thụ chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường (nếu có thì cũng có tác động nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại). Sản phẩm thân thiện với môi trường còn được gọi là các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái.
Một số biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp
|
Biện pháp tái sử dụng, tái chế đối với phụ phẩm cây trồng
|
Ủ thành phân hữu cơ truyền thống được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng (vỏ cà phê, rơm rạ, hoa ăn lá, rau ăn củ..
|
Thu hồi làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành khác: Ủ chua làm thức ăn chăn nuôi, làm vật liệu độn chuồng, đệm lót sinh học trong chăn nuôi; Làm giá thể trồng nấm, trồng cây (rơm rạ, mùn dừa...); Làm than hoạt tính (vỏ sầu riêng, vỏ điều, vỏ lạc, thân cây sắn, rơm rạ...); Phơi khô, nghiền thành bột bổ sung thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến thành sản phẩm thương mại khác (đầu cá, tôm...).
|
Sử dụng trực tiếp: Cày vùi hoặc phay; Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống; Vùi trong hố đa năng hoặc che phủ gốc cây trồng, che phủ đất.
|
Sản xuất thành viên nhiên liệu: ử dụng bã ép (lạc, đậu tương...); Sử dụng vỏ các loại hạt (cà phê...)
|
Biện pháp tái sử dụng, xử lý đối với chất thải chăn nuôi
|
Kỹ thuật và công nghệ xử lý: Xử lý bằng cơ học; nhóm xử lý bằng sinh học; nhóm xử lý bằng hóa học và nhóm xử lý bằng côn trùng.
|
Đối với chất thải rắn: Ủ phân (composting), sản xuất phân hữu cơ, nuôi côn trùng (trùn quế, lính ruồi đen).
|
Đối với nước thải chăn nuôi: Công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học.
|
Các biện pháp tái sử dụng và tái chế khác
|
2. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn
Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trong tiêu chí xác định huyện nông thôn mới là:
+ Đất công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và bảo đảm khả năng tiếp cận của mọi người dân trong điểm dân cư nông thôn
+ Đất trồng cây ở các hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, trong khuôn viên các trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công cộng khác... được trồng các loại cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích (bao gồm cả cây bóng mát, cây ăn quả lâu năm; không bao gồm cây thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ) có giá trị bảo vệ môi trường, cảnh quan, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương/vùng/miền.
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, điều kiện đặc thù và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng phải đảm bảo mức đạt chuẩn không thấp hơn so với quy định ≥ 2m2/người.
Hồng Hạnh