I. LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG
Ngày 09/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (gọi tắt là Nghị định 120/2013/NĐ-CP), ngày 06/6/2022 Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Nghị định số 37/2022/NĐ-CP). Nghị định số 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/7/2022.
Câu hỏi 1: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được quy định như thế nào?
Trả lời:
- Điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;”;
- Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:
“1. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày cá nhân thực hiện xong hành vi gian dối; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân không nhận, không chấp hành hoặc chống đối thực hiện lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tổ chức, cá nhân báo cáo theo quy định.
4. Hành vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
6. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”.
Câu hỏi 2: Chị Trịnh Thị Bình, thôn An Bồ, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo hỏi: Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân, tổ chức vi phạm lĩnh vực quốc phòng là bao nhiêu ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì:
1.Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quốc phòng là 75.000.000 đồng và đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Câu hỏi 3: Anh Nguyễn Văn Thọ, xã Đại Bản, huyện An Dương hỏi: Con tôi đi làm ăn xa, không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân đủ 17 tuổi, vậy con tôi có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì:
“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”
Căn cứ quy định viện dẫn nêu trên, không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu khi đủ 17 tuổi thì sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP với hình thức phạt cảnh cáo. Trường hợp người vi phạm chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP có quy định chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự; bao gồm không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP).
Câu hỏi 4: Anh Trần Tuấn Anh, năm nay 25 tuổi hỏi: Tôi chuyển công tác từ huyện Tiên Lãng lên quận Lê Chân, tôi không đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi làm việc. Vậy tôi có bị phạt không và tôi bị phạt bao nhiêu?
Trả lời:
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì người không đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi làm việc bị xử phạt vi phạm vi phạm hành chính như sau:
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Hành vi “Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập” được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BQP là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng liên tục trở lên không trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi hoặc chuyển đến theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
“1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.”
Câu hỏi 5: Anh Phạm Văn Mách, xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên hỏi: Con tôi đang đi làm ăn xa, không có ở Hải Phòng, mặc dù gia đình đã nhận được lệnh gọi kiểm tra sức khỏe và thông tin cho cháu nhưng cháu không về để kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi kiểm tra sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thì con tôi có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.”
“Lý do chính đáng” theo Thông tư 07/2023/TT-BQP ngày 27/01/2023 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong các trường hợp sau:
(i) Người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(ii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(iii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự nêu tại điểm (ii) chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.
(iv) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nêu tại điểm (ii) nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
(v) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở được quy định tại Điều 7 Thông tư số 07/2023/TT-BQP ngày 27/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP.
Trường hợp nêu tại điểm (i), (ii) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã điều trị hoặc trạm y tế cấp xã nơi cư trú; trường hợp nêu tại điểm (iii), (iv) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp nêu tại điểm (v) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Câu hỏi 6: Chị Mai Thị Hoa, xã Hồng Thái, huyện An Dương hỏi: Con tôi đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ, nhưng cháu vừa đi vào Gia Lai với chú để làm việc, không có mặt tại địa điểm tập trung gọi nhập ngũ được, vậy con tôi có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu? Thẩm quyền phạt trong trường hợp này thuộc về ai?
Trả lời:
1. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về nhập ngũ thì:
“1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
…
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này”.
Lưu ý:
- “Lý do chính đáng” theo Thông tư 07/2023/TT-BQP ngày 27/01/2023 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong các trường hợp sau:
(i) Người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(ii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(iii) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự nêu tại điểm (ii) chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.
(iv) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nêu tại điểm (ii) nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
(v) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở được quy định tại Điều 7 Thông tư số 07/2023/TT-BQP ngày 27/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP.
Trường hợp nêu tại điểm (i), (ii) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã điều trị hoặc trạm y tế cấp xã nơi cư trú; trường hợp nêu tại điểm (iii), (iv) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp nêu tại điểm (v) phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư số 07/2023/TT-BQP là việc công dân tiếp tục phải thực hiện các quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ vào đợt kiểm tra, khám sức khỏe, nhập ngũ lần kế tiếp theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan ngay sau khi có quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Khoản 2 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì: “2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Điều 37 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
Do đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Câu hỏi 7: Anh Hoàng Văn Đức, quận Đồ Sơn hỏi: Người có nghĩa vụ báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm mà không báo cáo thì có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ- CP thì người có hành vi vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo không đầy đủ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định;
b) Cố ý báo cáo không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
b) Không báo cáo số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;”
Câu hỏi 8: Anh Hoàng Văn Tiền, quận Hồng Bàng hỏi: Tôi trúng tuyển Đại học và Nghĩa vụ quân sự cùng thời gian. Tuy nhiên, do muốn thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc, nên tôi tạm gác lại việc học và đi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau thời gian đi lính 02 năm, tôi muốn quay trở lại trường học mà nhà trường không tiếp nhận tôi thì nhà trường có bị xử phạt không? Chế tài như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ- CP thì người có hành vi vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:
“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
b) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Câu hỏi 9: Chị Nguyễn Thị Huyền, phường Lãm Khê, quận Kiến An hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”
Câu hỏi 10: Anh Đoàn Văn Thắng, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
“2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”
Câu hỏi 11: Anh Tống Duy Thịnh, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”
Câu hỏi 12: Chị Nguyễn Thị Vân Thái, phường Thành Tô, quận Lê Chân hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của trưởng công an nhân dân trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân như sau:
“1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
Câu hỏi 13: Anh Nguyễn Hưng Sơn hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của quản lý thị trường trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt của đội trưởng đội quản lý thị trường như sau:
“Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
Câu hỏi 14: Chị Hoàng Thị Trang Trang, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền hỏi thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng như sau:
“Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.”.
Câu hỏi 15: Chị Phạm Thị Liên, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng hỏi thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển như sau:
“Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6, Mục 7 Chương II Nghị định này:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.700.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền::
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 45.000.000 đồng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
Câu hỏi 16: Chị Hoàng Mai Thoa, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân hỏi: thẩm quyền lập biên bản, phân định thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Trả lời:
1. Theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 37 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng như sau:
“1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Nghị định này.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.”
2. Theo quy định tại Điều 43a Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 38 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
2. Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21 a, Điều 22 và Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này; đồng thời có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng quy định tại Nghị định của Chính phủ trong phạm vi địa bàn quản lý.
3. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 30 Mục 7; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36 Mục 8; theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này.
4. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Nghị định này.
5. Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này.
6. Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 42 Nghị định này.”.
II. LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (gọi tắt là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP), ngày 28/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng (gọi tắt là Nghị định số 123/2021/NĐ-CP). Nghị định số 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.
Câu hỏi 1. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định xử phạt đối với người điều khiển các loại máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô, các loại xe tương tự xe mô tô, xe máy điện, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe máy điện. Xin hãy làm rõ những loại phương tiện này để phân biệt trên thực tế?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP giải thích từ ngữ như sau:
“1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);
b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);
c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).”
Câu hỏi 2. Khi lái xe ô tô đi trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (mà không gây tai nạn giao thông) thì bị xử phạt vi phạm như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm i Khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) thì:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ một số hành vi bị xử phạt theo quy định khác.
Câu hỏi 3. Anh Đào Nguyên Ngắn, thị trấn Tiên Lãng điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà khi chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ thì có bị xử phạt không? Nếu có mức xử phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm i Khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP): người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Câu hỏi 4. Chị Nguyễn Thị Thùy, xã An Hồng, huyện An Dương điều khiển xe ô tô trên đường Trần Nguyên Hãn, chị đã dừng xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. Vậy, hành vi của chị có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm i Khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP): Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
Câu hỏi 5. Anh Tạ Văn Văn, xã Dũng Tiến, Vĩnh Bảo có hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên nếu gây tai nạn giao thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu hỏi 6. Anh N lái xe taxi, anh xin hỏi nếu chở nhiều người ngồi trên buồng lái thì bị phạt tiền bao nhiêu?
Trả lời:
Với hành vi này sẽ bị xử phạt theo điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định”.
Câu hỏi 7. Anh Thái Văn Tình, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên muốn biết đối với các xe không phải xe ưu tiên mà người lái xe ô tô điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư; Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Các hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)”.
Đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngoài hình thức phạt tiền, đối tượng vi phạm nếu gây tai nạn giao thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu hỏi 8. Trường hợp dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ô tô thì hành vi này bị xử phạt như thế nào theo quy định?
Trả lời:
Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP):
“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; trong trường hợp thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu hỏi 9. Anh B lái xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí, hành vi này có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức tiền phạt thay thế bởi điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì:
“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;”.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; trong trường hợp thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu hỏi 10. Chị H muốn biết khi người tham gia giao thông có hành vi lái xe ô tô, gắn máy vượt đèn đỏ, đèn vàng hay không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi bạn hỏi sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP):
“5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; trong trường hợp thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu hỏi 11. Anh Tô Ngọc Hải, quận Đồ Sơn lái xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm a khoản 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu hỏi 12. Anh Tống Duy Tân, huyện An Lão muốn biết mức phạt tiền đối với hành vi lái xe ô tô sau khi uống rượu khi tham gia giao thông, vậy mức phạt cụ thể như thế nào?
Trả lời:
Tùy thuộc vào mức độ của nồng độ cồn trong máu, khí thở mà hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo các quy định tại: điểm c khoản 6, điểm c khoản 8, điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- “6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Ngoài việc bị phạt tiền người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
- “8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”
Ngoài việc bị phạt tiền người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
- “10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở”
Ngoài việc bị phạt tiền người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Câu hỏi 13. Anh Phạm Văn Mạnh, Hồng Bàng, Hải Phòng có hỏi người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn có bị xử phạt không? Vậy mức xử phạt các hành vi này quy định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 8 Điều 5 Nghị định số 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:
“8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”
Ngoài việc bị phạt tiền người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05 đến 07 tháng.
Câu hỏi 14. Trường hợp người đi xe máy trên đường: Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt; Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”; không xi nhan khi chuyển làn, Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên thì có bị xử phạt không? Vậy mức xử phạt các hành vi này quy định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;”
Câu hỏi 15. Anh Đỗ Văn Dũng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng hỏi: Nếu anh đi xe máy trên đường mà điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển thì anh bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển”
Câu hỏi 16. Chị Nguyễn Thị Định, huyện Cát Hải đi xe máy trên đường chở theo 2 người lớn thì bị xử phạt bao nhiêu?
Trả lời:
Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”
Câu hỏi 17. Chị Mai Thị Hạnh Hà, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng thấy nhiều bạn trẻ vừa đi xe máy vừa đeo tai nghe, xin hỏi hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Câu hỏi 18. Anh Khoa Văn Lang, Vĩnh Bảo, Hải Phòng đi xe máy vượt đèn đỏ thì anh bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Câu hỏi 19. Chị Nguyễn Thị Huyền, quận Lê Chân muốn biết nếu chị đi xe máy thường không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe khi đi đường vì sợ mất, khi bị lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra thì chị có vi phạm và bị xử phạt hay không?
Trả lời:
Hành vi của bạn bị xử phạt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm khác như: có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia), có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).
Câu hỏi 20. Chị Trần Lan Phương, Đông Khê, Ngô Quyền hỏi: Con chị là thanh niên mới 17 tuổi đi xe máy có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi nêu trên có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP):
“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên”.
Câu hỏi 21. Chị Lý Thị Liên, Ngô Quyền khi đi xe máy ra đường mà không có bảo hiểm mà bị Cảnh sát giao thông bắt thì bị phạt bao nhiêu?
Trả lời:
Hành vi chị hỏi bị xử phạt theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;”
Câu hỏi 22. Chị Đỗ Thị Việt Hằng, quận Đồ Sơn đi xe máy trên đường mà dừng đỗ xe không đúng nơi quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;”.
Câu hỏi 23. Chị Đào Lan Anh, xóm Đoàn Kết, phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn hỏi việc vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ bị xử phạt thế nào?
Trả lời:
Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP):
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;”
Câu hỏi 24. Anh Phùng Tuấn Anh muốn biết hành vi đi xe máy mà buông cả hai tay, đi lạng lách, đánh võng hay đi xe trên một bánh, điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Những hành vi anh hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức phạt tương ứng như sau:
“8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;”.
Ngoài ra, thực hiện hành vi quy định tại a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.
Câu hỏi 25. Chị Vũ Thị Mai Phương, quận Hải An muốn biết là sau khi uống rượu mà đi xe đạp lưu thông trên đường thì có bị xử phạt vi phạm không?
Trả lời:
Hành vi chị hỏi bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ nồng độ cồn trong máu, hơi thở theo các quy định: điểm q khoản 1, điểm e khoản 3 (sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
…
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
…
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;”
Câu hỏi 26. Chị Bùi Thị Minh Hiên, huyện An Dương hỏi người đi bộ tham gia giao thông bị xử phạt trong trường hợp nào?
Trả lời:
Người đi bộ tham gia giao thông bị xử phạt trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm trên đường cao tốc.
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”
Câu hỏi 27: Ông Đỗ Văn Hoàn, hưu trí phường Đồng Hòa, quận Kiến An muốn biết xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Trả lời:
Điều 10 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.”
Câu hỏi 28. Chị Lê Liên Hương, huyện Vĩnh Bảo thấy nhiều người phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường bộ có bị xử phạt không?
Trả lời:
Điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.”
Ngoài ra, người thực hiện hành bi này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Câu hỏi 29. Ông Hoàng Trọng Công, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền hỏi: “Ngày 10/8/2024, khi đang điều khiển xe trên đường Phạm Văn Đồng, tôi bị kiểm tra nồng độ cồn và có được báo kết quả hơi thở tôi có nồng độ còn là 0,46 miligam/1 lít khí thở. Trường hợp này tôi bị xử phạt như thế nào?”
Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020) quy định: “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt”.
Điểm b khoản 7 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định: “Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó”.
Điểm a khoản 10, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
“10. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng”.
Như vậy, nếu vụ việc không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì ông Hoàng Trọng Công có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 35 triệu đồng và bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 23 tháng.
Câu 30: Anh Đinh Đắc Mỹ, xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên đi xe máy gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.