TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 24/07/2023 09:53

Chức năng. nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn

1. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Điều 48 Luật Phòng cháy và chữa cháy).

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy.

- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.

- Xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Điều 24 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy).

- Ở cấp Trung ương:

+ Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo thẩm quyền; tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và phòng cháy, chữa cháy;

+ Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ; chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia;

+ Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn;

+ Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và Công an các cấp;

+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ; sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

- Ở cấp tỉnh:

+ Giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền; tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

+ Chỉ đạo lực lượng phòng cháy, chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

+ Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy, chữa cháy nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia (gọi chung là cấp huyện);

+ Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;

+ Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;

+ Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp huyện; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;

+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

+ Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ; thực hiện hỗ trợ quốc tế về cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

- Ở cấp huyện:

+ Giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;

+ Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;

+ Chỉ đạo lực lượng phòng cháy, chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

+ Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cấp xã;

+ Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;

+ Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;

+ Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp xã; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;

+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ; sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ.

3. Quyền hạn của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

(Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, Thông tư số 149/2020/TTBCA)

- Thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

- Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

- Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

- Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy;

- Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy;

- Quyết định phục hồi hoạt động; yêu cầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong phòng cháy, chữa cháy;

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

- Phê duyệt phương án chữa cháy;

- Trực tiếp chỉ huy chữa cháy; trong phạm vi quyền hạn được giao có quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy; quyết định phá dỡ nhà, công trình và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng;

- Điều động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

- Trong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, có thẩm quyền khởi tố vụ án và tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Hải Nguyên

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn