TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 06/04/2023 15:56

Một số quy định về theo dõi thi hành pháp luật

 

Ngày 23/7/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020). Theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thc trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quthi hành pháp luật và hoàn thiện h thng pháp luật.

1. Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Điều 4 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định 5 nguyên tắc theo dõi thi hành pháp luật, gồm:

- Khách quan, công khai, minh bạch.

- Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

- Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.

- Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.

2. Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp

Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, đó là:

Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

3. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Điều 6 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định:

- Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên.

Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Các tổ chức theo quy định nêu trên được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

4. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, thực trạng thi hành pháp luật được xem xét, đánh giá về 03 nội dung: Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; Tình hình tuân thủ pháp luật.

5. Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, việc xem xét, đánh giá về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo các nội dung sau đây: Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản. Tính khả thi của văn bản.

6. Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, việc xem xét, đánh giá về tình hình bảo đảm các điều kiện cần thiết cho thi hành pháp luật được thực hiện theo các nội dung sau đây: Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật. Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật. Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

7. Xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, việc xem xét, đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật được thực hiện theo các nội dung sau đây: Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật

Trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.

8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương. Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.  Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

9. Phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, việc phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện như sau:

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Căn cứ yêu cầu cụ thể của từng hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đề nghị các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

+ Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử;

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp thông tin, kiến nghị của nhân dân thông qua hoạt động giám sát tình hình thi hành pháp luật;

+ Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đoàn luật sư cung cấp ý kiến, kiến nghị của các luật gia, luật sư về các vấn đề pháp lý liên quan đến tình hình thi hành pháp luật;

+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội nghề nghiệp cung cấp ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp, các hội viên về tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn, áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản pháp luật và các vấn đề có liên quan khác;

+ Các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật.

Phan Anh

 

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn