Nhằm xây dựng, bồi đắp tinh thần yêu nước, yêu biển, đảo quê hương và nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của các em học sinh, ngày 03/9/2024, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký phê duyệt Đề án tổ chức Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2024-2030 và những năm tiếp theo. Ngày 16/12/2024, Uỷ ban nhân dân thành phố đã có văn bản chỉ đạo phối hợp triển khai thực hiện Đề án tổ chức Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”, theo đó, nội dung chính cuộc thi như sau:
Tên gọi: Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” (viết gọn là Cuộc thì).
Đơn vị chủ trì: Cảnh sát biển Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị Quân đội; ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội địa phương.
Đơn vị đồng hành: Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Nội dung Cuộc thi
Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, với giới hạn kiến thức liên quan:
- Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo.
- Kiến thức tổng hợp về biển, đảo Việt Nam, về đại dương và biến đổi khí hậu.
- Pháp luật Việt Nam và quốc tế liên quan đến biển, đảo.
- Bạo lực học đường và cách phòng chống.
.- Phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy.
- Lịch sử, truyền thống văn hoá xã hội địa phương.
- Hiểu biết về các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Hình thức tổ chức
- Cuộc thi được tổ chức theo 02 hình thức thi chính là thi trực tuyến và thi trực tiếp. Căn cứ điều kiện thực tiễn để thống nhất lựa chọn hình thức.
- Đồng thời với 02 hình thức thi trực tiếp và trực tuyến, các cơ quan, đơn vị có thể lồng ghép lựa chọn tổ chức lồng ghép các hình thi khác (gồm: Thi sáng tác văn học nghệ thuật; thi vẽ tranh; thi làm video clip...) về các nội dung có liên quan đến biển, đảo và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Thể lệ
1. Cuộc thi trực tiếp
Mục đích: Lựa chọn học sinh có thành tích tốt nhất vào vòng thi tiếp theo (cấp tỉnh hoặc chung kết khu vực) hoặc để tuyên dương, trao thưởng.
Trường hợp vận dụng: Tổ chức thi ở cụm xã, ở cấp huyện hoặc địa bàn trọng điểm, chung kết cấp tỉnh và chung kết khu vực với hệ thống câu hỏi có độ khó tăng dần theo cấp độ, quy mô và tính chất của Cuộc thi. Căn cứ thực tiễn để quyết định quy mô tổ chức.
Thời gian mỗi Cuộc thi: Từ 2,5 đến 3 giờ.
Hình thức: Cuộc thi được thực hiện dưới dạng trắc nghiệm (trả lời đúng/sai) với hệ thống câu hỏi do Ban Tổ chức chuẩn bị qua 04 phần thi: “Ra khơi”, “Vượt sóng”, “Cập bến” và “Đặt mốc chủ quyền”. Cụ thể:
- Học sinh dự thi ngôi trên một ô sàn thì đấu được đánh số thứ tự từ 01 đến 100 (hoặc ngồi trên sân khấu) và được đánh số báo danh riêng.
- Học sinh dự thi sẽ trả lời các câu hỏi dưới đạng trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi, học sinh có 10 giây suy nghĩ và lựa chọn một phương á án trả lời rồi ghi vào bảng. Học sinh nào trả lời đúng sẽ tiếp tục ở lại thi đấu, học sinh trả lời sai sẽ bị loại.
- Có 4 phần thi: Ra khơi, vượt sóng, cập bến, đặt mốc chủ quyền. Mỗi phần thi “Ra khơi”, “Vượt sóng”, “Cập bến” sẽ gồm 5 câu hỏi; riêng phần thi “Đặt mốc chủ quyền” có số lượng nhiều hơn nhưng không quá 10 câu hỏi và tiễn hành theo 1 trong các bước xử trí tình huống để tìm ra học sinh đạt giải.
- Căn cứ vào kết quả thi mà sau mỗi phần thi “Ra khơi”, “Vượt sóng”, “Cập bến” sẽ có phần “Giải cứu” là các trò chơi vận động do các thây cô, học sinh và cán bộ, đoàn viên Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp thực hiện. Số lượng học sinh được “Giải cứu” dựa vào kết quả các trò chơi vận động. Xen giữa phần thi chính là các câu hỏi dành cho học sinh cỗ vũ.
- Từ câu hỏi thứ 16 trở đi (tương ú ứng với phần thi “Đặt mốc chủ quyền”) sẽ không có phần “Giải cứu” và sẽ thi đầu đến khi tìm ra học sinh đạt giải. Trên cơ sở kết quả thi, Ban Tổ chức sẽ quyết định trao các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
Xử trí một số tình huống:
- Trường hợp tất cả các học sinh trên sân khấu hoặc sàn thi đấu đều không đưa ra được câu trả lời chính xác thì bỏ qua câu hỏi đó đẻ đến với câu hỏi tiếp theo.
- Xử trí một số tình huống trong phần thi “Đặt mốc chủ quyền”:
+ Trường hợp trên sân khẩu hoặc sàn thi đấu chỉ còn duy nhất 01 học sinh (không phụ thuộc số câu hỏi đã sử dụng) thì tiễn hành trao giải Nhất cho học sinh duy nhất đó; những học sinh còn lại tiếp tục thi để xác định các giải Nhì, Ba và Khuyến khích.
+ Trường hợp trên sân khấu hoặc sàn thi đấu còn lại nhiều hơn 01 học sinh và ít hơn hoặc bằng 05 học sinh (không phụ thuộc số câu hỏi đã sử dụng) thì vận dụng hình thức thi trình bày cảm tưởng/hùng biện/tuyên truyền (chủ đề do Ban Cố vấn cung cấp kèm theo Kế hoạch tổ chức một Cuộc thi cụ thể; với thời lượng tối đa 2 phút/1 chủ đề) để lựa chọn trao 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba (do
Ban Giám khảo quyết định dựa trên các tiêu chí: Nội dung, bố cục, phong thái, thời gian trình bày, liên hệ vận dụng). Riêng giải Khuyến khích được lựa chọn trao cho những học sinh đã bị loại trước đó nhưng có số câu trả lời chính xác nhiều nhất theo bảng thống kê kết quả thi (do Ban Giám khảo cung cấp), lấy từ cao đến thấp, tối đa không quá 15 học sinh.
+ Trường hợp trên sân khấu hoặc sàn thi đấu còn lại nhiều hơn 05 học sinh (khi đã sử dụng hết 10 câu hỏi) vận dụng hệ thống câu hỏi liệt kê (tức là tính số đáp án chính xác cho một câu hỏi đưa ra. Học sinh đạt giải là những học sinh đưa ra nhiều đáp án chính xác hơn). Căn cứ số lượng đáp á án chính xác của từng học sinh đưa ra để lựa chọn 05 học sinh có kết quả tốt nhất tham gia thi trình bày cảm tưởng/hùng biện/tuyên truyền (theo phương pháp xử trí ở trên) để lựa chọn trao 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba. Số học sinh không vượt qua được câu hỏi liệt kê sẽ được Ban Tổ chức xem xét trao giải Khuyến khích cùng với số học sinh đã bị loại trước đó nhưng có số câu trả lời chính xác nhiều nhất theo bảng thống kê kết quả thi (do Ban Giám khảo cung cấp), lấy từ cao đến thấp, tối đa không quá 15 học sinh.
2. Cuộc thi trực tuyến
Mục đích: lựa chọn học sinh có thành tích tốt nhất vào vòng thi tiếp theo
Trường hợp vận dụng: Tổ chức ở cụm xã, ở một hoặc nhiều huyện (trường hợp đặc biệt tổ chức thi toàn tỉnh), ở những địa phương không có điều kiện tổ chức thi trực tiếp. Căn cứ thực tiễn để quy định quy mô tổ chức.
Thời gian từ khi phát động đến khi kết thúc mỗi cuộc thi: từ 5 đến 7 ngày
Hình thức: Thi trên Website chính thức của Cuộc thi
- Học sinh sử dụng các thiết bị đa phương tiện (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng…) có kết nối internet truy cập vào Website chính thức của Cuộc thi. Tiến hành đăng nhập (bằng các tài khoản Zalo, Gmail, Facebook…) và khai báo thông tin đăng ký dự thi, gồm: Họ và tên, Ngày sinh, lớp, trường, số định danh cá nhân…
- Học sinh tham gia thi lần lượt trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm theo hình thức trực tuyến trong thời gian 10 phút. Mỗi câu trả lời đúng được tính 01 điểm. mỗi học sinh sẽ có tối đa 03 lượt thi.
3. Một số hình thức thi khác khi tổ chức cuộc thi
Mục đích: tạo điều kiện cho các học sinh có năng khiếu được thể hiện tình yêu đối với biển, đảo và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Nội dung: Thi sáng tác văn học nghệ thuật; thi vẽ tranh; thi video clip,…
Hình thức:
- Học sinh tuỳ năng khiếu của mình thực hiện sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật với đa dạng các thể loại văn, thơ, nhạc, hoạ,… (thể lệ mỗi hình thức và tác phẩm dự thi do Ban Tổ chức quy định trong Kế hoạch tổ chức mỗi cuộc thi cụ thể) phản ánh tình yêu biển, đảo và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Tác phẩm dự thi gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi trước khi tổ chức Cuộc thi trực tiếp và/hoặc sau khi Cuộc thi trực tuyến diễn ra 02 ngày.
Bình Minh