Ngày 28/02/2025, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 46/KH-Uỷ ban nhân dân về việc triển khai công tác đảmbảo trật tự an toàn giao thông năm 2025. Mục đích của kế hoạch nhằm:
Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng. văn hóa giaothông an toàn; Kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính,các đầu mối giao thông trọng điểm của thành phố và không để xảy ra ủn tắc giaothông kéo dài; Khắc phục tình trạng vi phạm trật tự lòng đường, via hè, hành lang an toàn giao thông, nhất là ở khu vực trung tâm thành phố.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
- Gắn mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành, thành phố,quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT); xoá bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xủ lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng đường thuỷ nội địa.
- Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải.
- Nâng cao hiệu quả và an toàn trong vận tải đường sắt, đường thủy nộiđịa, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đầu tư, phát triển hệ thống vận tải côngcộng trong đô thị và liên tỉnh.

- Kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với các tổ chức, cá nhân; tăng cường công tác chỉ đạo thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông, trong đó đa dạng hóa các loại hình thông tin, tuyên truyền (báo chí, thông tin cơ sở, viễn thông, các nền tảng mạng xã hội...), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tỉn, chuyển đổi số để đo quét, đánh giá trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đầy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp vận tải.
- Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo đảm an toàn giao thông, đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý vận tải; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông…
- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; cải thiện năng lực sơ cứu TNGT cho nhân viên y tế thôn, xã, trạm y tế.
- Xây dựng kế hoạch bài bản, khả thi để kiềm chế, kéo giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải, trong đó chú trọng đánh giá mức độ ùn tắc giao thông theo các tiêu chí cụ thể, làm rõ nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới ùn tắc giao thông đặc biệt là các nguyên nhân về thể chế, quy định pháp luật; xác định các mục tiêu giải pháp cụ thể về hạ tầng, tổ chức giao thông, quản lý phương tiện, tuyên truyền nâng cao ý thức người tham gia giao thông, giám sát xử lý vi phạm; phân công trách nhiệm, bố trí nguồn lực và tiến độ thực hiện cho từng cơ quan, đơn vị.
Minh Anh