TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 07/01/2022 16:54

Tìm hiểu về tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam

Luật Cảnh sát biển Việt Nam là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam. Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật xin giới thiệu nội dung về tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam.

1. Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 26 Luật Cảnh sát biển Việt Nam, hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:

- Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

- Đơn vị cấp cơ sở.

2. Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam là ngày nào?

Theo Điều 27 Luật Cảnh sát biển Việt Nam, ngày 28 tháng 8 hằng năm là Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam.

3. Tên giao dịch quốc tế, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 28, 29 Luật Cảnh sát biển Việt Nam, tên giao dịch quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam là Vietnam Coast Guard.

Màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Tàu thuyền, máy bay và các phương tiện khác của Cảnh sát biển Việt Nam có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết riêng. Khi làm nhiệm vụ, tàu thuyền phải treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Cảnh sát biển Việt Nam.

4. Trang bị của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 33 Luật Cảnh sát biển Việt Nam,  Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác; các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

5. Cấp bậc, quân hàm, chức vụ, chế độ phục vụ, chế độ chính sách và quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào

Theo Điều 34 Luật Cảnh sát biển Việt Nam:

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước cấp bậc, quân hàm, nâng lương, hạ bậc lương, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, chế độ phục vụ, thôi phục vụ, chế độ chính sách, quyền lợi và các quy định khác đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.

6. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Điều 35 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định:

- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.

- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

7. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Điều 36 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định:

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao; khuyến khích phát triển tài năng đphục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.

8. Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 37 Luật Cảnh sát biển Việt Nam, quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam gồm 07 nội dung như sau:

- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về Cảnh sát bin Việt Nam.

- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam.

9. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 38 Luật Cảnh sát biển Việt Nam, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát bin Việt Nam.

10. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đối với Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 39 Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng quỹ đất tại địa phương để xây dựng trụ sở đóng quân, trú đậu tàu thuyền, kho tàng, bến bãi; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.

11. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 40 Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về Cảnh sát bin Việt Nam; giám sát đối với hoạt động của Cảnh sát bin Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Nguyên

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn