TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 25/10/2021 17:10

Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới

Ngày 12/10/2021, Thành ủy Hải Phòng ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính về trị đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Chương trình nhằm cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 02-NQ/TW; là cơ sở để các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố về trí, vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Việc thực hiện Chương trình hành động phải đồng bộ, hiệu quả, gắn với thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị “về xây dựng phát triển thành Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố và Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; cùng với các chỉ thị, nghị quyết của Ban chỉ đạo Trung ương, Thành ủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về giai cấp công người lao động và các chức Công đoàn.

Các mục tiêu của Chương trình hành động

1. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Công đoàn thành phố Hải Phòng vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng bộ, chính quyền thành phố; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng bộ, chính quyền thành phố với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động thành phố; góp phần xây dựng giai cấp công nhân thành phố hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững thành phố, đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

* Đến năm 2025: Phấn đấu có 400.000 đoàn viên Công đoàn trở lên; doanh nghiệp có từ 20 công nhân, lao động trở lên có tổ chức Công đoàn.

- Phấn đấu có từ 80% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện theo quy định ký kết thoả ước lao động tập thể; đến năm 2023 đạt tỷ lệ trên 70%.

- Phấn đấu có 70% số doanh nghiệp ngoài Nhà nước có điều kiện thành lập

* Đến năm 2030:

- Phấn đấu có 500.000 đoàn viên Công đoàn trở lên; nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của các cấp Công đoàn thành phố.

- Phấn đấu có 90% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.

- Phấn đấu có 80% số doanh nghiệp ngoài Nhà nước có điều kiện thành lập

* Đến năm 2045:

- Hầu hết người lao động trên địa bàn thành phố là đoàn viên Công đoàn Việt Nam.

- Phấn đấu có 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn ký kết được thỏa ước lao động tập thể.

- Phấn đấu có 90% số doanh nghiệp ngoài Nhà nước có điều kiện thành lập được tổ chức Đảng.

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 02-NQ/TW, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy tới toàn thể đảng viên và đông đảo công chức, viên chức, người lao động thành phố.

          2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; chú trọng công tác phát triển đảng viên, thành lập tổ chức Đảng. Tăng cường triển khai các phương thức, mô hình tập hợp đoàn viên, người lao động thích ứng với tình hình mới. Tập trung nguồn lực phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở. Đối với công tác đoàn viên, cần triển khai đồng bộ các giải pháp gồm phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên và chăm lo lợi ích cho đoàn viên. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Công đoàn phù hợp với điều kiện sống và làm việc của công nhân lao động, giúp cho người lao động nhận thức đầy đủ về Công đoàn Việt Nam, quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn. Xây dựng, triển khai và nhân rộng những mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả để người lao động thấy rõ lợi ích của mình khi trở thành đoàn viên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tuyên truyền, quản lý đoàn viên, chỉ đạo hoạt động Công đoàn cơ sở. Xây dựng và triển khai phần mềm quản lý hồ sơ đoàn viên, để kịp thời cập nhật, nắm bắt tình hình di biến động của đoàn viên, người lao động trên địa bàn thành phố.

3. Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, nhất là Công đoàn trong các khu, cụm công nghiệp. Tập trung thúc đẩy đối thoại định kỳ và thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và đối thoại với cán bộ Công đoàn theo quy định…

4. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Công đoàn đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; lấy cơ sở làm trọng tâm hoạt động, lấy đoàn viên là đối tượng phục vụ. Xây dựng niềm tin vững chắc, tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức Công đoàn, để Công đoàn thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động, vì người lao động. Công đoàn các cấp căn cứ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động để xác định nội dung và mục tiêu hoạt động. Hằng năm, tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên, người lao động, nhất là vào các dịp “Tháng Công nhân”, tết Nguyên đán...

5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn; Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn; tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định; khắc phục tình trạng buông lỏng vai trò lãnh đạo hoặc làm thay, giao nhiệm vụ không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn các cấp. Các cấp uỷ phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Công đoàn cấp trên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động Công đoàn cấp mình. Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, ban thường vụ hoặc cấp uỷ (nơi có ban thường vụ) làm việc với ban chấp hành Công đoàn cùng cấp để nắm hình hoạt động, chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ thời gian tiếp theo; lắng nghe tư, nguyện vọng, chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của viên, người lao động. Các cấp ủy, tổ chức Đảng thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra các cấp quyền trong việc phối hợp với tổ chức Công đoàn; tăng cường công tác quản Nhà nước về thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại nghiệp bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ các quy định của pháp phòng ngừa việc lợi dụng xâm phạm lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn thành phố…

6. Xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí đoàn, tài sản Công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài chính, tài sản Công đoàn, tích cực đấu phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong sử dụng tài chính Công Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thu kinh phí Công đoàn. Đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế Công nhằm góp phần tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động Công đoàn. nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

7. Tham gia hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách pháp luật lao động, Công đoàn; tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính - xã hội thành phố với Công đoàn thành phố. Triển khai kịp thời các chính sách, pháp luật về lao động, Công đoàn. Cụ thể hóa các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nhằm thực thi các điều ước quốc tế về lao động và Công đoàn. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về lao động, Công đoàn tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp. Cơ quan quản nhà nước cấp tích cực phối hợp với Công đoàn tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội; lý nghiêm tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật. Chính quyền các cấp tăng cường phối hợp với Công đoàn xây dựng các chương trình, quy chế phối hợp, kế hoạch hoạt động nhằm chăm bảo đảm quyền lợi cho người lao động; có cơ chế huy động, trí nguồn tài chính thoả đáng để nâng cao phúc lợi xã hội, chăm giải quyết những đề khó khăn, bức xúc của người lao động, nhất là nhà ở, trường học, bệnh viện, vui chơi, trí, xử lý các tình huống đột xuất ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập người lao động…

Huy Quang

 

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn