TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 25/11/2022 11:16

Một số quy định về khu bảo tồn biển

1. Khu bảo tồn biển là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017 định nghĩa về khu bảo tồn biển như sau: Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.

2. Các loại khu bảo tồn biển và tiêu chí xác lập (Điều 15 Luật Thủy sản năm 2017)

- Khu bảo tồn biển bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn bin thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

- Tiêu chí xác lập khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

- Tiêu chí xác lập vườn quốc gia bao gồm:

+ Có hệ sinh thái biển quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

+ Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc thuộc nhóm loài thủy sản cấm khai thác trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

+ Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

+ Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị dlịch sinh thái.

- Tiêu chí xác lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh bao gồm:

+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc thuộc nhóm loài thủy sản cấm khai thác trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản đặc hữu hoặc loài thủy sản bản địa có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế; có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường.

3. Thành lập khu bảo tồn biển (Điều 16 Luật Thủy sản năm 2017)

- Việc thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập, nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

- Trách nhiệm trình dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia như sau:

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn quản lý sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển; hằng năm gửi báo cáo về công tác quản lý bảo tồn biển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển và vùng đệm (khoản 8, 9, 10, 11 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017)

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.

- Phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.

- Phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động dịch vụ, hành chính, hoạt động thủy sản có kiểm soát.

- Vùng đệm của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển bao quanh hoặc tiếp giáp với ranh giới trong của khu bảo tồn nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động gây hại từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.

5. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm (Điều 10 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 hướng dẫn Luật Thủy sản)

- Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:

+ Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;

+ Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban qun lý khu bảo tồn biển;

+ Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Hoạt động được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm:

+ Hoạt động quy định trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nêu trên;

+ Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển;

+ Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;

+ Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác được đi qua không gây hại.

- Hoạt động được thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính bao gồm:

+ Hoạt động quy định trong phân khu phục hồi sinh thái nêu trên;

+ Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản;

+ Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái;

+ Xây dựng công trình hạ tầng phục vụ hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển; công trình phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trng thủy sản.

- Hoạt động được thực hiện trong vùng đệm bao gồm:

+ Hoạt động quy định trong phân khu dịch vụ - hành chính nêu trên;

+ Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Các hoạt động trong khu bảo tồn biển được quy định nêu trên phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và Quy chế quản lý khu bảo tn biển.

Phạm Việt

Lượt truy cập: 761003
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn