TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 10/02/2023 14:23

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023

Ngày 19/01/2023, Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định số 195/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nội dung cụ thể như sau:

I. Lĩnh vực, phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành

1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của thành phố năm 2023, gồm:

a) Lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

b) Lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của thành phố

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

+ Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành có chức năng quản lý nhà nước liên quan các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật liên quan đến cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực nội vụ (theo Công văn số 4041/UBND-KSTTHC ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Quyết định số 285/QĐ-BNV ngày 05/4/2022 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ).

+ Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2. Ngoài lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 của thành phố, các Sở, Ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế quản lý và lĩnh vực trọng tâm của Bộ, ngành mình, chủ động ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ và nội dung theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm năm 2023 theo Kế hoạch này và lĩnh vực pháp luật khác phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương.

II. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Trên cơ sở Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và các Bộ, ngành theo lĩnh vực quản lý; căn cứ nhiệm vụ, tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023.

Thời gian thực hiện:

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch; các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành, địa phương mình, gửi Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân các quận, huyện ban hành Kế hoạch; các xã, phường, thị trấn ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương mình, gửi Phòng Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.

2. Xây dựng danh mục và thực hiện kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực trọng tâm, liên ngành

Trên cơ sở danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố có liên quan đến lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, xây dựng danh mục và thực hiện kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành của thành phố.

3. Thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành
pháp luật

Tiếp nhận, thu thập thông tin, phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ báo cáo quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và các hoạt động quản lý nhà nước khác.

Nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu và đánh giá thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý.

4. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

- Giám đốc Sở Tư pháp tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của đại diện các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có liên quan kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; Triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BTP.

- Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ yêu cầu thực tiễn quản lý của ngành, địa phương tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm của ngành, địa phương.

- Đơn vị kiểm tra: Trên cơ sở lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và kết quả của việc thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật, Sở Tư pháp tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định địa điểm, đơn vị kiểm tra.

5. Điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật

Tổ chức điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của thành phố theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-BTP thông qua phiếu khảo sát, hội thảo, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.

6. Xem xét, đánh giá và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Trên cơ sở kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật và các nguồn thông tin khác, thực hiện việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật và gửi kết quả về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời, công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.

- Tiến hành các hoạt động xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các nội dung quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư số 04/2021/TT-BTP.

7. Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật

- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề, đột xuất đối với những vụ việc phức tạp, còn khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật, vụ việc cụ thể liên quan đến theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc theo đề nghị của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

- Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn
thành phố:

+ Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của địa phương, gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện chậm nhất ngày 01/12/2023.

+ Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương, gửi Sở Tư pháp chậm nhất ngày 03/12/2023.

+ Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổng hợp, xây dựng Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố, gửi Bộ Tư pháp chậm nhất ngày 07/12/2023.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01/12/2022 đến ngày 30/11/2023.

III. Tổ chức thực hiện

Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này và hướng dẫn, đôn đốc các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện. Chủ trì, triển khai, tổng hợp kết quả, xây dựng báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 của đơn vị mình; phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật theo nội dung Kế hoạch. Phối hợp, cử cán bộ làm đầu mối tham gia, cung cấp thông tin; thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo theo đề nghị của Sở Tư pháp.

Các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức được phân công là đơn vị chủ trì thực hiện theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Ngoài nhiệm vụ phải triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, có trách nhiệm thực hiện những nội dung sau:

- Đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và kịp thời cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật về đơn vị mình tổng hợp khi có
yêu cầu.

- Chủ động thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện hoạt động kiểm tra liên ngành, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

- Tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành mình, trong đó có lĩnh vực trọng tâm, đảm bảo đầy đủ về nội dung, gửi Sở Tư pháp đúng
thời hạn.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Đoàn Luật sư thành phố, Hội Luật gia thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Hải Phòng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp và các Sở, Ban, ngành được phân công chủ trì, thực hiện theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.

Vương Anh

 

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn