TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 29/03/2021 11:05

TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH NIÊN NĂM 2020 VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/ 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

1. Việc đối thoại với thanh niên được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Thanh niên, việc đối thoại với thanh niên được quy định như sau:

- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật Thanh niên.

- Người có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo quy định trên chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đối thoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối thoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.

2. Việc đối thoại đối với thanh niên được thực hiện bằng hình thức nào?

Theo Điều 6 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ (Nghị định số 13/2021/NĐ-CP) quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đối thoại đối với thanh niên được thực hiện bằng các hình thức sau:

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến

3. Việc đối thoại đối với thanh niên gồm những nội dung gì?

Theo Điều 7 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đối thoại đối với thanh niên gồm những nội dung sau:

Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.  Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên. Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

4.  Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên tình nguyện?

Điều 23 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên tình nguyện như sau:

Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau: Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện; xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

5. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Điều 26 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:

Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật. Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.

Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi. Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.

Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 13 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo nguyên tắc sau:

Các biện pháp phải bảo đảm thực hiện chính sách được quy định tại các Luật, Bộ luật. Bảo đảm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên công khai, minh bạch theo quy định pháp luật. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo khi thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh niên. Nhà nước, chính quyền địa phương, gia đình và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện phù hợp với khả năng và lứa tuổi.

7. Nhà nước có cơ chế, chính sách và biện pháp như thế nào về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Điều 16 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, Nhà nước có cơ chế, chính sách và biện pháp về đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên như sau:

- Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được: Cung cấp thông tin, xu hướng phát triển kỹ năng nghề, việc làm tương lai và thị trường lao động; Tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; Tham gia các cuộc thi phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới, thực hiện có hiệu quả việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thanh niên và thị trường lao động trong từng giai đoạn; tổ chức và khuyến khích thanh niên tham gia các cuộc thi kỹ năng nghề.

- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Tư vấn, hướng nghiệp; cung cấp thông tin, xu hướng việc làm, thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; Được liên kết với các tổ chức, đơn vị khác để đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Gia đình có trách nhiệm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, việc làm và thị trường lao động để tư vấn, định hướng cho thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

8. Nhà nước trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như thế nào?

Điều 17 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP về đối thoại đối với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định, Nhà nước trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần cho thanh niên như sau:

- Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được trang bị kiến thức, kỹ năng và cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác; tuyên truyền, phổ biến và tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

- Bộ Y tế đảm bảo cung cấp dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho thanh niên.

-  Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục toàn diện và sức khỏe tâm thần trong các cơ sở giáo dục cấp học trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

-  UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo UBND các cấp, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức, thực hiện hiệu quả việc trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho thanh niên; chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội khác.

- Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ năng sống; cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác; Kịp thời phát hiện những hành vi về bạo lực gia đình, bạo lực học đường và các tệ nạn khác để xử lý.

- Gia đình giáo dục, hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục để thanh niên tự bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần; được sống an toàn, lành mạnh.

9. Việc ưtiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Điều 18 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP về ưtiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định như sau:

- Bộ Công an phi hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, rà soát, hướng dn giải quyết kịp thời các vụ việc gây tn hại về th cht và tinh thần ca thanh niên bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự cho thanh niên theo quđịnh ca pháp luật.

- Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn, lồng ghép các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ca nhà nước. Khi phát hiện vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần ca thanh niên phải kịp thời tìm hiu, báo cáo nhanh chóng, đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết.

- Gia đình có trách nhiệm giáo dục, phổ biến cho thanh niên về chính sách, pháp luật của nhà nưc. Khphát hiện vụ việc gây tn hại đến thể chất và tinh thần ca thanh niên phải kịp thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, giúp đỡ thanh niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

10. Nhà nước có những cơ chế, chính sách và biện pháp nào về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 13/2021/NĐ-CP, Nhà nước có những cơ chế, chính sách và biện pháp sau về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:

1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng phát triển thanh niên có năng khiếu, đặc biệt thanh niên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hi đảo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo dõi, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đánh giá, báo cáo việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên học sinh có năng khiếu.

3. Gia đình khuyến khích, định hưng, bồi dưng, chăm lo, tạo điều kiện phát trin năng khiếu cho thanh niên; phi hợp với cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu ca thanh niên.

11. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào?

Điều 28 Luật Thanh niên quy định trách nhiệm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật; tổng hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của thanh niên đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham gia, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình xây dựng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động đối ngoại thanh niên.

12. Nhà nước có chính sách như thế nào đối với tổ chức thanh niên?

Điều 30 Luật Thanh niên quy định chính sách của nhà nước đối với tổ chức thanh niên cụ thể như sau:  

Tạo điều kiện để tổ chức thanh niên tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên. Bảo đảm điều kiện để tổ chức thanh niên thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao. Hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án khác. Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn