TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 01/10/2021 16:16

Kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 của Ngành Tư pháp thành phố Hải Phòng  

 Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của PBGDPL là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, giai đoạn 2017-2021, cùng với các hoạt động khác, công tác PBGDPL ở thành phố luôn được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và các ngành, các cấp quan tâm, triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 705/QĐ-TTg về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 đã không ngừng đổi mới, vận dụng sáng tạo các hình thức PBGDPL phù hợp với đặc điểm cụ thể về đối tượng, địa bàn và đã đạt được kết quả đáng kích lệ, cụ thể như sau:

Về công tác chỉ đạo, điều hành

Sau khi Quyết định số 705/QĐ-TTg được ban hành, trong giai đoạn 2017-2021, Sở Tư pháp tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản sau:

Các Kế hoạch: số 134/KH-UBND ngày 28/6/2017 về triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn thành phố Hải Phòng; đồng thời, chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện hàng năm: số 136/KH-UBND ngày 30/6/2017 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 2020 và Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận trên địa bàn thành phố Hải Phòng; số 11/KH-UBND ngày 17/01/2017 về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017; số 48/KH-UBND ngày 13/02/2018 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018; số 119/KH-UBND ngày 11/4/2019 về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019; số 24/KH-UBND ngày 24/01/2019 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019; số 27/KH - UBND ngày 04/02/2020 về phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; số 253/KH - UBND ngày 26/10/2020 về việc triển khai Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng Nhân dân thành phố quy định mức chi thực hiện công hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng; số 261/KH- UBND ngày 05/11/2020 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng; số 65/KH-HĐPHPBGDPL ngày 16/3/2021 về hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hải Phòng năm 2021; số 11/KH-UBND ngày 15/01/2021 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021; số 517/KH-UBND ngày 06/4/2021 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân năm 2021; số 96/KH-UBND ngày 09/4/2021 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” năm 2021 trên địa bàn thành phố; số 200/KH-UBND ngày 26/9/2017 về việc tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016” trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2021; số 197/KH-UBND ngày 31/7/2019 về thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” tại thành phố Hải Phòng.

Thông báo: số 242/TB-UBND ngày 12/7/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc công bố danh sách xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 trên địa bàn thành phố Hải Phòng; số 307/TB-UBND ngày 08/7/2019 về việc thông báo việc công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trấn địa bàn thành phố Hải Phòng.

Kết quả tổ chức thực hiện

Tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hội nghị

Sở Tư pháp tổ chức 121 hội nghị, tọa đàm, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên và hòa giải viên cơ sở, các tổ chức bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng viên, quản tài viên, giám định viên, tư vấn viên...). Trung bình mỗi lớp tập huấn thu hút từ 350 đến 500 đại biểu tham dự. Sở Tư pháp đã tích cực, chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), Bộ luật Dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật Phòng, chống tham nhũng, Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội, Trình tự giải quyết các vụ án lao động ở tòa án,  Kỹ năng hòa giải ở cơ sở và một số quy định của pháp luật vận dụng trong hòa giải ở cơ sở, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ luật Lao động, Luật Tiếp cận Thông tin, Luật Đất đai năm 2013… Đặc biệt trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối tổ chức 27 hội nghị, góp phần làm nên thành công của ngày hội lớn toàn dân.

Phòng Tư pháp các quận, huyện tham mưu Uỷ ban nhân dân các quận, huyện trong giai đoạn 2017-2021 tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản luật liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân và phục vụ năm chủ đề của thành phố (quận Hải An tổ chức 368 hội nghị thu hút 55.200 lượt người tham dự tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em...; quận Hồng Bàng tổ chức 663 hội nghị với 16.135 lượt người dự tuyên truyền, phổ biến về Luật Tiếp cận thông tin, kỹ năng hòa giải ở cơ sở, Luật Trẻ em, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt câu lạc bộ  “Học sinh với pháp luật” , “Chiến sỹ an ninh tuổi nhỏ”, “Thanh niên cờ đỏ”...; quận Ngô Quyền tổ chức nhiều hội nghị thu hút hàng ngàn lượt người tham dự tuyên truyền Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức chính quyền địa phương...; quận Kiến An tổ chức 746 hội nghị cho 1.945 lượt người tham dự. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên loa phát thanh, cổng thông tin điện tử các văn bản pháp luật như: Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trẻ em, Luật  trách nhiệm bồi thường Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Tiếp cận thông tin, Kỉ niệm ngày giải phóng Hải Phòng và hưởng ứng Lế hội Hoa phượng đỏ...; quận Lê Chân tổ chức 400 hội nghị tuyên truyền pháp luật cho hơn 50.000 lượt người tham dự về các văn bản pháp luật mới được ban hành, cũng như các luật có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cụ thể như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đất đai...; quận Đồ Sơn phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 210 hội nghị phổ biến pháp luật cho hơn 48.019 đối tượng là cán bộ chủ chốt và Nhân dân địa phương, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủ yếu ở lĩnh vực văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua và những vấn đề liên quan đến chủ đề năm của quận “Tăng cường kỷ cương công vụ và thu chi ngân sách- Tập trung giải phóng mặt bằng..; quận Dương Kinh tổ chức 64 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 8.030 lượt cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân tham dự. Tuyên truyền, phổ biến trên các loa phát thanh, cổng thông tin điện tử các văn bản pháp luật như: Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trẻ em, Luật  trách nhiệm bồi thường Nhà nước... ; huyện Kiến Thụy tổ chức 905 hội nghị cho 115.242 lượt người tham dự, nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu các luật như : Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Đặc xa, Luật Chăn nuôi…; huyện An Lão tổ chức nhiều hội nghị cho hơn 4.500 lượt người tham dự, nội dung tập huấn, phổ biến các văn bản pháp luật và các văn bản pháp luật liên quan đến đời sống xã hội của người dân trên địa bàn huyện...; huyện An Dương tổ chức 29 hội nghị về Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tiếp cận thông tin, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị về Đề án trọng điểm về luật bảo vệ môi trường và luật an toàn giao thông cho hơn 5.200 lượt người tham dự...; huyện Tiên Lãng tổ chức 214 hội nghị cho hơn 14.500 người tham dự với nội dung chủ yếu về lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Đất đai, Luật Nhà ở, ngoài ra thí điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua trang Facebook  “Phổ biến pháp luật TL và Zalo “Phổ biến pháp luật TL...; huyện Thủy Nguyên tổ chức 349 hội nghị cho trên 27.720 lượt người tham dự. Nội dung tuyên truyền, phổ biến các luật như: Luật Tố cáo, Luật An ninh mạng, Luật Xử lý vi phạm hành chính, phòng chống ma túy, pháp luật học đường, luật nghĩa vụ quân sự…; huyện Vĩnh Bảo tổ chức 437 hội nghị tuyên truyền, giới thiệu pháp luật cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên của các Chi. Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các văn bản pháp luật như : Luật Đất đai năm 2013, Luật Hôn nhân và Gia đình Toàn huyện có 27/30 xã, thị trấn duy trì hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”, Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, “ Địa chỉ tin cậy cộng đồng, “Tổ tư vấn tiến hôn nhân và gia đình”, Câu lạc bộ bình yên” …; huyện Cát Hải tổ chức 400 hội nghị cho 50.000 lượt người trong đó tập trung vào các văn bản liên quan đến chủ đề năm của huyện "Tập trung giải phóng mặt bằng - tăng cường cải thiện môi trường vịnh”, các văn bản pháp luật như : Luật Tiếp cận thông tin, Luật Bình đẳng giới, Luật Thủy sản, Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại…; huyện Bạch Long Vỹ tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến các luật như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tố cáo…;

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng

Sở Tư pháp tiếp tục xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng Tờ Phụ trương "Pháp luật thành phố Hải Phòng" phát hành vào thứ năm hằng tuần cùng với Báo Hải Phòng hàng ngày. Trong giai đoạn 2017-2021, Sở Tư pháp phối hợp Báo Hải Phòng phối hợp xuất bản khoảng 250 số phụ trương. Phụ trương được phát hành với hơn 25.000 tờ/kỳ đến 100% bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, các phường, xã, thị trấn và cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; tới các đảng viên từ 45 tuổi Đảng trở lên.

Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp số 1014/CTrPH-STP-ĐPTTHHP về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên sóng phát thanh truyền hình. Trong giai đoạn 2017-2021, đã phối kết hợp sản xuất, phát sóng 122 phóng sự, chương trình, trong đó gồm chuyên mục “Cuộc sống và pháp luật”,“Bàn tròn pháp luật",“Điểm nhấn 365”, “Một giờ với Hải Phòng”, “Pháp luật cuộc sống”, “Nhịp cầu pháp luật... Số lượng các tin, bài có nội dung PBGDPL phát sóng trong các chuyên đề, chuyên mục tăng.

Tuyên truyền qua hình thức biên soạn tài liệu pháp luật

Sở Tư pháp đã biên soạn và phát hành miễn phí nhiều tài liệu tuyên truyền pháp luật như: phát hành 9.600 sách pháp luật, 293.000 tờ gấp pháp luật theo các lĩnh vực thiết thực với đời sống xã hội; Biên soạn in và phát hành hàng nghìn tờ gấp pháp luật các loại với nội dung: 15.000 tờ Một số  quy định của pháp luật đối với người dưới 18 tuổi, 15.000 tờ Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động, 15.000 tờ Một số điều cần biết về Luật Trẻ em, 15.000 tờ Tìm hiểu Luật Đấu giá tài sản, 20.000 tờ Thu hồi đất và chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, 17.000 tờ Tìm hiểu Luật Phòng cháy, chữa cháy, 17.000 tờ Một số điều cần biết về Luật Tố cáo, 17.000 tờ Tìm hiểu về Luật Quốc phòng, 17.000 tờ Những điều cần biết về Luật An ninh mạng, 17.000 tờ Một số quy định về giải quyết tranh chấp lao động, 18.000 tờ Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, 17.000 tờ Một số quy định của pháp luật về quyền dân sự, chính trị của công dân, 18.000 tờ Một số điều cần biết về Luật Công đoàn và các văn bản có liên quan An toàn giao thông cho học sinh trong trường học, 18.000 tờ Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về đặc xá, 18.000 tờ Tìm hiểu về Luật Dân quân tự vệ 2019 và Luật Lực lượng dự bị động viên 2019, 18.000 tờ Những điều cần biết về Luật Doanh nghiệp năm 2020… 

Biên soạn in và phát hành các sách Hỏi - đáp pháp luật như: 1.400 cuốn Hỏi - đáp Bộ luật dân sự, 1.400 cuốn Hỏi - đáp Bộ luật Hình sự, 1.400 cuốn Hỏi- đáp Luật Tố tụng hành chính, 1.000 cuốn Hỏi - đáp Luật Trẻ em, 1.200 cuốn Hỏi- đáp về Phòng cháy, chữa cháy, 1.000 cuốn Hỏi – đáp về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, 1.200 cuốn Hỏi- đáp và tập hợp một số quy định về thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư, 1.000 cuốn Hỏi - đáp về Bộ luật Lao động…

Phòng Tư pháp các quận, huyện tham mưu UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2017-202 tổ chức biên soạn, in và phát hành miễn phí nhiều tờ gấp pháp luật, điển hình một số quận, huyện sau: quận Hồng Bàng biên soạn, in và phát hành 25.000 tờ gấp “Một số quy định pháp luật về Tiếp cận thông tin ”, tờ gấp về “Những quy định chung về Luật Hòa giải ở cơ sở”; 25.000 tờ gấp “Những nội dung cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trật tự đô thị và giao thông đường bộ”, 60.000 tờ gấp với nội dung “Một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, hình phạt áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm”…; quận Lê Chân biên soạn 100.000 tờ gấp pháp luật tuyên truyền về Hiến pháp, đất đai, xây dựng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, phòng chống ma túy, phòng chống tác hại của rượu bia cho Nhân dân; quận Đồ Sơn phát hành hơn 53.072 bộ tài liệu, tiếp nhận, cấp phát gần 135.960 tờ gấp tuyên truyền liên quan đến nhiều nội dung mà người dân quan tâm; quận Ngô Quyền phát hành hàng ngàn tờ gấp pháp luật tuyên truyền liên quan đến nhiều nội dung mà người dân trên địa bàn quận quan tâm; huyện Thủy Nguyên cấp phát 48.560 tài liệu pháp luật về đất đai, chế độ chính sách, bồi thường và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… đến người dân…;huyện Vĩnh Bảo phát 300 bộ tài liệu tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, hàng nghìn tờ gấp về cải cách hành chính…; quận Hải An cấp phát 7.000 tờ gấp pháp luật về hôn nhân và gia đình, 1500 tờ gấp về vệ sinh an toàn thực phẩm, 500 tờ gấp về Luật Lao động, 200 bộ đề cương về Luật Bảo hiểm xã hội, 500 tờ gấp pháp luật về đất đai , 1000 tờ gấp tuyên truyền về Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân...; huyện Kiến Thụy phát hành 81.418 tờ gấp pháp luật tuyên truyền về Luật Đất đai, Luật Thi hành án Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân… ; huyện Tiên Lãng in và phát hành nhiều tờ gấp pháp luật về đất đai, hôn nhân và gia đình, hộ tịch, khiếu nại, quyền dân sự, chính trị…; quận Dương Kinh cấp phát  54.427 tờ gấp pháp luật về tìm hiểu hình phạt với tội mua bán người, phòng chống tham nhũng, bảo vệ bí mật nhà nước…; huyện An Dương biên soạn và in phát miễn phí 38.800 tập đề cương giới thiệu văn bản luật, tờ rơi, tờ gấp pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, tờ gấp về tìm hiểu Luật Thi hành án Hình sự… ; huyện Bạch Long Vỹ đã cấp phát hàng nghìn tờ gấp pháp luật tuyên truyền về giao thông đường bộ, phòng, chống ma túy, Bộ luật Hình sự, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động…

 Về triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam 09-11

 Chỉ tính riêng trong tháng 10 và tuần lễ cao điểm triển khai Ngày Pháp luật từ ngày 04/11 đến 10/11 giai đoạn 2017-2021, Sở Tư pháp đã tổ chức 65- hội nghị, tọa đàm, tập huấn; thực hiện chuyên mục truyền hình “Điểm nhấn 365” với nội dungTổng kết 5 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống nhìn từ kết quả hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, thực hiện nhiều chương trình phát thanh “Nhịp cầu pháp luật”, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Lê Chân thực hiện Chương trình “Tặng sách pháp luật” cho Thư viện pháp luật quận Lê Chân, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, Đồn Biên phòng Vinh Quang “Tặng sách pháp luật” cho Tổ “Tàu thuyền đoàn kết tự quản” xã Vinh Quang, “Tổ đầm tự quản ANTT” xã Tây Hưng trong thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2020”  và tuyên truyền nhiều tin, bài về hoạt động Tư pháp - pháp luật...

100% các Phòng Tư pháp các quận, huyện tham mưu UBND các quận, huyện đã tổ chức treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại trụ sở của các phòng, ban trên địa bàn các quận, huyện và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố kết hợp tổ chức các hội nghị, tọa đàm...

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL

Sở Tư pháp đã tham mưu UBND thành phố tích cực tham gia các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức, cụ thể:

Năm 2017, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và nhiệt tình tham gia hưởng ứng của các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và gần 9.000 học sinh tham gia, tạo sức lan tỏa xã hội rộng lớn; góp phần đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật  trong nhà trường, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh; góp phần đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Năm 2019, Sở Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động thương binh và Xã hội phát động Cuộc thiPháp luật học đường trong khối THPT và các trường nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Toàn thành phố có 1.272 học sinh, sinh viên dự thi. Kết quả, thành phố Hải Phòng có 01 thí sinh là học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (huyện Thủy Nguyên) đã đạt giải Khuyến khích toàn quốc Cuộc thi trực tuyến Pháp luật học đường”.

Năm 2021, Thành phố Hải Phòng tích cực hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân” do Bộ Tư pháp phát động. Tính đến 8h0 ngày 26/4/2021, theo tổng hợp của Bộ Tư pháp, Thành phố Hải Phòng đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với 7.043 lượt thi với 6.397 người tham dự.

Tháng 11 năm 2020, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ra mắt Trang Thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử thành phố. Từ khi hoạt động đến nay, Sở Tư pháp thực hiện đăng tải 450 ảnh, tin, bài viết…tuyên truyền về các chính sách pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự, đất đai, chế độ chính sách… các văn bản pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống của Nhân dân.

Kết quả hoạt động các Đề án về PBGDPL

Chú trọng trong việc tham mưu thực hiện các Đề án về phổ biến giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Trung ương cũng như thành phố. Hiện tại Sở Tư pháp chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu thực hiện các Đề án, cụ thể:

Đề án Tăng cường công tác giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2021-2016 đến 2021 do Sở Tư pháp chủ trì.

Đề án Đổi mới tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục pháp luật giai đoạn 2021-2016 đến 2021 do Sở Tư pháp chủ trì.

Đề án Nâng cao chất lượng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Nhà trường đến năm 2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2021 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì.

Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 do Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố chủ trì.

Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 do Hội luật gia thành phố chủ trì.

Đề án Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ hoạt động khởi nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2017-2021 do Công an thành phố chủ trì.

 Đối với mỗi Đề án, trong  những năm qua, các cơ quan, đơn vị chủ trì đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các kế hoạch, công văn để triển khai thực hiện. Phối hợp với  các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức nhiều Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin pháp lý, phong trào doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển, chính sách khiếu nại, tố cáo, tham gia công tác cải cách tư pháp, tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động, các vùng như dân vùng ven biển để phục vụ Nhân dân đáp ứng yêu cầu thực hiện của các Đề án. Tại các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã phát miễn phí hàng nghìn bộ tài liệu cho người tham dự.

Xây dựng dựng mô hình điểm về PBGDPL

Phát huy vai trò của Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, là đầu mối phối hợp với các Ngành, các cấp; để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời sáng tạo các mô hình liên kết, lồng ghép, phối hợp trong hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, Sở Tư pháp ký kết các Chương trình phối hợp như: Chương trình phối hợp số 307A/CTrPH-STP-SGDĐT ngày 17/5/2016 giữa Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác ph biến, giáo dc pháp lut trong nhà trường; Chương trình phối hợp số 1014/CTrPH-STP-ĐPTTHHP ngày 01/12/2016 giữa Sở Tư pháp và Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình; Chương trình phối hợp số 551/CTrPH-STP-HND ngày 24/5/2017 với Hội Nông dân thành phố về tăng cường tuyên truyn, ph biến, giáo dc pháp lut, tr giúp pháp lý, tư vn pháp lut,  hòa gii cơ s  và chun tiếp cn pháp lut cho nông dân giai đon 2017- 2021; Chương trình phối hợp số 617/CtrPH-STP-HLHPNTP ngày 27/4/2018  giữa Sở Tư pháp và Hội liên hiệp phụ nữ thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022; Chương trình phối hợp số 1113/CTrPH-TANDTP-STP ngày 19/7/2019 về phổ biến, giáo dục pháp luật, và  hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án nhân dân thành phố và Sở Tư pháp giai đoạn 2019-2023; Kế hoạch phối hợp số 143-KH/TĐTN-STP ngày 05/3/2019 giữa Sở Tư pháp và Thành đoàn Hải Phòng về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi giai đoạn 2019-2022.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PBGDPL giai đoạn 2017-2021 thời gian qua vẫn còn gặp một số khó khăn. Đó là, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự tích cực, toàn diện; chưa xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng đợt tuyên truyền, chưa kết hợp, lồng ghép với các chương trình, đề án và các hoạt động để tuyên truyền.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa một số ngành, địa phương cũng như các thành viên trong Hội đồng phối hợp PBGDPL có lúc chưa được thường xuyên, chặt chẽ; đội ngũ làm công tác PBGDPL ở cơ sở, đặc biệt là xã, phường, thị trấn là kiêm nhiệm, nhiều việc chưa thật sự chủ động và chưa làm tốt vai trò tham mưu về công tác PBGDPL; việc tuyên truyền, phổ biến chưa đều khắp, nhiều văn bản chưa được tổ chức tuyên truyền sâu rộng do nguồn kinh phí để triển khai còn hạn hẹp.

Bên cạnh đó, chưa gắn kết chặt chẽ công tác PBGDPL với tổ chức thực hiện pháp luật, chưa tạo được bước đột phá. Việc đầu tư cho công tác PBGDPL thời gian qua đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Các nguồn lực khác ngoài ngân sách chưa được tích cực huy động.

Hình thức PBGDPL đã có sự đổi mới nhưng chưa thật “hấp dẫn”, một số cách làm hay như tìm hiểu pháp luật trực tuyến, tư vấn pháp luật trực tuyến trên sóng FM chưa có điều kiện tổ chức rộng rãi, thường xuyên nên chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, Nhân dân.

Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

Để tạo sự chuyển biến hơn nữa công tác PBGDPL trong giai đoạn tới, trước hết, phải thực sự coi công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp; là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, của cán bộ, đảng viên.

Đồng thời gắn giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự giác, tự nguyện tìm hiểu, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân.

Tham mưu UBNDTP ban hành Kế hoạch, văn bản chỉ đạo để triển khai nhiệm vụ được giao, đảm bảo thi hành Hiến pháp, pháp luật đúng yêu cầu, tiến độ phục vụ công tác PBGDPL. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân.

Gắn công tác PBGDPL với hoạt động thực thi công vụ và thực hiện dịch vụ công của công chức, viên chức. Không ngừng nâng cao năng lực, trách nhiệm thực hiện và thi hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.

Vì vậy, cần xem xét, đánh giá thực chất, khách quan về hiệu lực, hiệu quả, tính khả thi, tính thống nhất, đồng bộ, mức độ “thẩm thấu” vào đời sống xã hội của hệ thống pháp luật hiện hành. Khắc phục tình trạng pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào đời sống. 

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức PBGDPL. Trong đó chú trọng phổ biến các nội dung pháp luật phù hợp và xuất phát từ nhu cầu của đối tượng. Quan tâm về nguồn lực cho Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã, tổ hòa giải ở cơ sở, tổ chức pháp chế các sở, ngành, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL, sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích trong PBGDPL.

 

Bích Thủy

 

 

 

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn