TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 05/05/2023 08:45

Một số quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng  biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân

Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 ngày 13/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân được quy định cụ thể như sau:

1. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị), Tòa án phải ra một trong các quyết định: Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và công bố nội dung quyết định ngay tại phiên họp. Trường hợp Thẩm phán quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì công bố quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc các vụ việc phức tạp khác thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

2. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

- Khi nhận được hồ sơ đề nghị, Tòa án phải vào sổ giao nhậnTrường hợp hồ sơ đề nghị không đủ tài liệu theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tòa án trả lại hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do bằng văn bản.

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, gii quyết.

3. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giádục đối với người chưa thành niên.

- Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các trưng hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp.

- Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

4. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp

- Là người thân thích của người bị đề nghị.

- Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.

- Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.

- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

5. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị, Tòa án phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý hồ sơ đề nghị cho người đề nghị, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có) và Viện kiểm sát cùng cấp.

- Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm ban hành văn bản thông báo; Tên Tòa án đã thụ lý hồ sơ đề nghị; Số, ngày, tháng, năm thụ lý hồ sơ đề nghị; Họ và tên, chức vụ, tên cơ quan của người đề nghị; họ và tên người được ủy quyền (nếu có); Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số định danh cá nhân, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có) của người bị đề nghị; Biện pháp được đề nghị áp dụng.

6. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

- Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị về các nội dung sau đây: Tài liệu trong hồ sơ đề nghị; Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Đối tượng bị đề nghị, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập, làm việc của người bị đề nghị, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

- Thẩm phán có văn bản yêu cu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư trong trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây: Yêu cầbổ sung tài liệu; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

7. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị

- Kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị cho đến thời điểm Tòa án mở phiên họp và tại phiên họp, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị có quyền cung cấp tài liệu cho Tòa án đã thụ lý.

- Việc cung cấp tài liệu có thể được thực hiện bng phương thức sau đây: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đưng dịch vụ bưu chính; gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

8. Yêu cầu bổ sung tài liệu

- Thẩm phán yêu cầu người đề nghị bổ sung tài liệu trong trường hợp sau đây: Hồ sơ đề nghị có tài liệu chưa rõ hoặc có mâu thuẫn cần bổ sung, làm rõ; Có vi phạm trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị.

- Văn bản yêu cầu phải nêu rõ tài liệu cần bổ sung và lý do của việc yêu cầu bổ sung.

- Thời hạn bổ sung tài liệu là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc vụ việc phức tạp khác thì Thẩm phán có thể quyết định thời hạn bổ sung tài liệu là không quá 05 ngày làm việc. Người được yêu cầu phải gửi tài liệu bổ sung cho Tòa án; trường hợp không bổ sung được tài liệu thì phải trả lời hoặc giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu bổ sung hoặc kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà người được yêu cầu không bổ sung tài liệu, Thẩm phán ra quyết định m phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

9. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

- Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

+ Người bị đề nghị đã chết; Người bị đề nghị không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

+ Người bị đề nghị thuộc trường hợp: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; Người chưa đủ 18 tuổi; Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi; Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; Người đề nghị rút đề nghị; Người bị đề nghị đã có bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với hành vbị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Người bị đề nghị đang chấp hành hình phạt tù, đang chờ chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt tử hình theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Người bị đề nghị mắc bệnh hiểnghèo có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.

- Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có một trong các căn cứ sau đây: Hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị có dấu hiệu tội phạm và Tòa án phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét hoặc người bị đề nghị đang bị truy cu trách nhiệm hình sự về hành vi đó; Khi phát sinh tình tiết mới về tình trạng sức khỏe, tâm thần của người bị đề nghị và cần yêu cầu người đề nghị tiến hành trưng cầu giám định.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lý do tạm đình chỉ quy định nêu trên không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc quyết định đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này.

10. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Quyết định mở phiên họp phải có các nội dung chính sau đây: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số định danh cá nhân, chứng minh nhân dân hoặc căn cưc công dân (nếu có) của người bị đề nghị; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); Họ và tên, nơi cư trú của cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; Họ và tên, chức vụ, tên cơ quan của người đề nghị; họ và tên người được ủy quyền (nếu có); Biện pháp được đề nghị áp dụng; Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp trực tiếp hoặc trực tuyến; Họ và tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp; Họ và tên người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị; Họ và tên người phiên dịch (nếu có); Họ và tên những người khác được yêu cầu tham gia phiên hp (nếu có).

- Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, quyết định mở phiên họp phải được gửi cho những người tham gia theo quy định và Viện kiểm sát cùng cấp.

11. Thành phần phiên họp

- Người tiến hành phiên họp gồm có Thẩm phán và Thư ký phiên họp.

- Người tham gia phiên họgồm có người đề nghị hoặc người được ủy quyền; Kiểm sát viên; người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.

- Trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và những người khác tham gia phiên họp trình bày ý kiến để làm rõ các vấn đề có liên quan.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia phiên họp trong trường hợp tham gia vào quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; tham gia cuộc họp của Hội đồng tư vấn áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quá trình xem xét tại Tòa án để áp dụng biện pháp đưa trẻ em vào trường giáo dưỡng.

12. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp

- Yêu cầu thay đổi người tiến hành phiên họp.

- Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem tài liệu trong hồ sơ đề nghị.

- Cung cấp tài liệu, giải trình, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.

- Được nhận các quyết định của Tòa án.

- Được khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh này.

- Phải có mặt tại phiên họp theo yêu cầu của Tòa án.

- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nội quy phiên họp.

- Chấp hành quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

13. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

- Người tham gia phiên họp phải có mặt tại phiên họp; trường hợp người đề nghị hoặc người được ủy quyền, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.

- Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án có thể hoãn phiên họp; nếu không có lý do chính đáng hoặc có yêu cầu xem xét vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

- Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế ngay được thì Tòa án hoãn phiên họp.

- Thời hạn hoãn phiên họp không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo hoãn. Tòa án phải thông báo về việc hoãn phiên họp cho những người tham gia phiên họp và nêu rõ lý do hoãn, thời gian mở lại phiên họp. Đối với người vng mặt tại phiên họp thì ngay sau khi hoãn phiên họp, Tòa án phải gửi ngay thông báo bằng văn bản cho họ.

14. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

- Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến.

- Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công việc sau đây: Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án yêu cầtham dự phiên họp; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp; Phổ biến nội quy phiên họp.

- Thủ tục phiên họp được tiến hành như sau:

+ Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;

+ Thẩm phán phải giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp. Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp thì Thẩm phán phải xem xét; nếu thuộc trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định. Trưng hợp phải thay đổi Thẩm phán thì hoãn phiên họp, thay đổi Thư ký phiên họp mà không có Thư ký khác thay thế thì hoãn phiên họp.

+ Người đề nghị hoặc người được ủy quyền trình bày nội dung đề nghị;

+ Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là ngưi chưa thành niên trình bày ý kiến về nội dung đề nghị;

+ Người đề nghị hoặc người được ủy quyền; người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trình bày ý kiến về căn cứ áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; nhân thân của người bị đề nghị; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; hình thức, biện pháp đã giáo dục; đề nghị hoặc không đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng;

+ Người giám định, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức của thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và những người khác tham gia phiên họp trình bày ý kiến để làm rõ các vn đề có liên quan. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia phiên họp trình bày ý kiến về bảo vệ trẻ em;

+ Thẩm phán hỏi người đề nghị hoặc người được ủy quyền; người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên và những người khác tham gia phiên họp để làm rõ các vấn đề có liên quan;

+ Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận các vấn đề có liên quan với người đề nghị hoặc người được ủy quyền.

Việc tranh luận được tiến hành theo sự điều hành của Thẩm phán. Người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác. Thẩm phán tiến hành phiên họp không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho họ tranh luận, trình bày hết ý kiến; có quyền yêu cầu dừng những ý kiến không liên quan đến vụ việc hoặc ý kiến lặp lại;

+ Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này;

+ Thẩm phán quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và công bố nội dung quyết định ngay tại phiên họp.

Trường hợp Thẩm phán quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà áp dng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì công bố quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.

- Phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ngoài việc thực hiện các quy định nêu trên còn phải được tổ chức thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị đề nghị. Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn. Thẩm phán được phân công tiến hành phiên họp mặc trang phục hành chính của Tòa án. Cha mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có) hỗ trợ người bị đề nghị tại phiên họp. Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

Vương Hưng

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn