TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 23/12/2021 10:51

Thực trạng vi phạm quyền của người lao động và một số kiến nghị

Trong các văn kiện pháp lý quan trọng của Liên Hiệp quốc và các công ước, khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về nhân quyền, quyền của người lao động được đề cập rất sớm và rõ nét.

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người lao động, đặc biệt là công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương chủ yếu do doanh nghiệp tự ấn định, trong khi năng lực thỏa thuận của người lao động, vai trò của công đoàn cơ sở còn hạn chế, sức ép việc làm lớn, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thường xuyên, kịp thời, việc cung cấp thông tin thị trường về tiền lương còn thiếu, cho nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp ép mức tiền công của người lao động thông qua việc thỏa thuận ký hợp đồng lao động với mức tiền lương thấp, chia nhỏ mức lương thành các khoản phụ cấp, trợ cấp là nguyên nhân chính của các cuộc tranh chấp lao động và đình công. Thực tiễn này đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền được hưởng mức lương công bằng, hợp lý và được trả lương bằng nhau cho những công việc như nhau.

Ở nước ta, quyền làm việc của người lao động được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Việc làm năm 2013, Luật Công đoàn năm 2012… Tuy nhiên, quá trình thực thi cho thấy, vẫn tồn tại một số vi phạm về quyền việc làm của đơn vị sử dụng lao động, cụ thể như việc giao kết sai loại hợp đồng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; nội dung giao kết hợp đồng lao động còn sơ sài, còn thiếu nhiều nội dung về công việc phải làm, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp, an toàn vệ sinh lao động và điều kiện làm việc; nhiều trường hợp người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị sa thải trái pháp luật, rơi vào tình cảnh mất việc làm. Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về căn cứ, trình tự thủ tục và các điều kiện khác cần đáp ứng khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động, nhưng trên thực tế không ít trường hợp người sử dụng lao động không tuân thủ hoặc không chấp hành pháp luật.

Để góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người lao động cần nghiên cứu, rà soát, nhận diện đầy đủ, bổ sung các hành vi vi phạm quyền con người trong lĩnh vực lao động nhằm xây dựng khung pháp lý thống nhất về quản lý lao đ

Trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid - 19 hiện nay, cần đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách tiền lương, phúc lợi xã hội hiệu quả, hợp lý, đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động. Cần nghiên cứu tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm quyền lợi của người lao động như hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, cưỡng bức lao động, vi phạm quy định về an toàn vệ sinh lao động gây hậu quả nghiêm trọng... Cần xây dựng các cơ chế quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền con người đối với một số nhóm người lao động có nguy cơ cao bị vi phạm quyền con người (lao động di cư, lao động làm việc ở nước ngoài, lao động nhiễm HIV/AIDS, lao động khuyết tật...

 (Theo Tạp chí dân chủ và pháp luật.

Trang điện tử: www.tcdcpl.moj.gov.vn)

 

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn