TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hải Phòng

Thời gian: 27/10/2020 15:21

Các biện pháp để triển khai Luật Phòng chống tác hại của bia rượu

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2020 nhằm góp phần phòng, tránh, giảm thiểu các hậu quả về sức khỏe, xã hội và kinh tế do sử dụng rượu bia gây ra.      

Ngày 30-12-2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, theo đó tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, cụ thể điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Với quyết tâm giảm thiểu tai nạn giao thông do sử dụng bia, rượu gây ra, thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng người đã sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ, hiệu quả của các cơ quan truyền thông, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông được nâng lên, tai nạn giao thông đã giảm nhiều. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý rượu sản xuất thủ công hiện nay vẫn là bài toán khó, chưa được giải quyết triệt để dù luật và các nghị định mới đều có các quy định về việc kê khai sản lượng, bảo đảm về mặt chất lượng và không được đưa sản phẩm kinh doanh trực tiếp. Các hộ gia đình nấu rượu thủ công phải bán lại cho doanh nghiệp chế biến, còn nếu muốn bán phải có đăng ký kinh doanh. Theo thống kê của ngành y tế hiện nay, chúng ta tiêu thụ rượu thủ công hơn 200 triệu lít/năm và chủ yếu tiêu dùng qua kênh trực tiếp. Do vậy, quản lý rượu sản xuất thủ công là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý.

          Nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai Luật Phòng, chống rượu bia hiệu quả rất cần sự vào cuộc của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân. Theo đó, các địa phương cần thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống tác hại của rượu, bia, sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cấp, ngành và xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung của Luật, Nghị định của Chính phủ. Trong đó, hình thức triển khai của từng Bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo tính quyết liệt và phù hợp với thực tế. Đặc biệt, cần đưa công tác phòng chống tác hại bia rượu vào trong nội quy, quy chế kèm chế tài xử lý ở các cơ quan, đơn vị như cấm uống bia, rượu trước, trong khi làm việc, cấm uống bia, rượu trước và trong khi điều khiển phương tiện giao thông; ghi rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan nếu để cán bộ, công chức, viên chức của mình vi phạm. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu tại cơ sở trong việc quản lý cũng như tiêu thụ rượu bia, rượu thủ công. Bởi, việc quản lý rượu thủ công vai trò của cấp cơ sở rất quan trọng trong việc tuyên truyền, giám sát kê khai chất lượng. Họ sẽ có trách nhiệm đến từng hộ gia đình, phát hướng dẫn, đôn đốc cách kê khai bảo đảm được quản lý sản lượng. Từ việc phân định trách nhiệm sẽ tránh sự buông lỏng, chồng chéo trong quản lý, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan.

                                                                                                                        Ngọc Châu

Lượt truy cập: 632073
Trực tuyến: ...

TRANG THÔNG TIN VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hải Phòng

Cơ quan quản lý: Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Phạm Tuyên Dương

Liên hệ

 Địa chỉ: Số 7 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3846314

 Fax: 0225.3640091

 Email: sotp@haiphong.gov.vn